Thị trường mở cửa, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hoá đang trở nên rất phổ biến. Song song với việc sử dụng thùng carton sản xuất trong nước thì có nhiều doanh nghiệp/ cá nhân mong muốn nhập khẩu mặt hàng này từ nước ngoài để có thêm trải nghiệm và được kiểm định chất lượng tốt hơn. Vậy bạn đã biết thủ tục nhập khẩu thùng carton vào Việt Nam như thế nào chưa?
Nội dung
Thủ tục nhập khẩu thùng carton vào Việt Nam như thế nào?
Tất cả các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá đều được nhà nước Việt Nam quản lý rất chặt chẽ, do đó trước khi thực hiện nhập khẩu thùng carton bạn nên tham khảo bài viết này cũng như tìm hiểu thêm các luật định/ văn bản có liên quan để có cái nhìn toàn diện và đầy đủ nhất nhé.
Xác định mã HS code cụ thể của thùng carton
Bước đầu tiên khi muốn nhập khẩu thùng carton chính là xác định xem HS code của thùng carton là bao nhiêu. “HS code” được định nghĩa là một hệ thống hài hòa mô tả mã hóa hàng hóa, được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chức Hải quan thế giới – WCO. Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng bất kỳ cần căn cứ vào thành phần, tính chất, chủng loại… thực tế.
Xem thêm: Các loại thùng carton có sẵn tại VietBox
Với mặt hàng thùng carton thì bạn có thể tham khảo: “Chương 48: Giấy và các tông; các sản phẩm làm bằng bột giấy, bằng giấy hoặc bằng các tông.” trong luật xuất nhập khẩu. Mã HS của thùng carton có sóng giấy là: 48191000 và không sóng là 48192000 bạn nhé.
Chuẩn bị hồ sơ hải quan khi nhập khẩu thùng carton
Sau khi xác định được HS code của sản phẩm thì tiếp theo cần căn cứ vào khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp cho hải quan. Một số giấy tờ bạn cần chuẩn bị là:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu;
- Bill of Lading (vận đơn đường biển): Là giấy tờ xác nhận của một bên vận chuyển thứ 3, ở đây là đơn vị vận chuyển đường biển. Vận đơn này cần được giao cho đơn vị giao hàng hoặc chủ sở hữu hàng hoá theo hợp đồng giữa người mua và người bán;
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O – nếu có);
- Các chứng từ khác (nếu có).
Lưu ý: Tuỳ từng thời điểm và tính chất đơn hàng mà các hồ sơ yêu cầu trên có thể thay đổi. Do đó để tránh mất thời gian và chi phí thì bạn nên liên hệ trước với các đơn vị tư vấn hồ sơ xuất nhập khẩu để xác định được thủ tục chính xác nhất nhé.
Chi phí và thời gian nhập khẩu thùng carton
Chi phí nhập khẩu hải quan bao gồm hai khoản chính là: Thuế và chi phí vận chuyển.
Cụ thể với thuế nhập khẩu thùng carton thì hiện nay được luật nhà nước Việt Nam quy định là 10% thuế giá trị gia tăng (VAT) và 15% thuế nhập khẩu. Trong trường hợp bạn nhập khẩu từ các quốc gia đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…
Còn về thời gian nhập khẩu thùng carton thì mỗi lô hàng sẽ được xem xét và đưa ra thời gian phù hợp nhất. Bởi tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ hoặc đường chuyển phát nhanh, theo đó, thời gian nhập hàng sẽ có thay đổi.
Tạm kết
Hy vọng bài viết sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn khi có nhu cầu tham khảo thủ tục nhập khẩu thùng carton vào Việt Nam. Đừng quên tìm hiểu thêm các văn bản luật có liên quan để cập nhật kịp thời – chính xác các điều lệ sửa đổi bổ sung bạn nhé. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thùng carton, hãy liên hệ với Vietbox để được hướng dẫn chi tiết nhất!